Theo quan niệm trong dân gian khi thờ cúng, nhất là khi thắp hương thì thần linh tổ tiên được mời gọi phải về được nơi bát hương thì đó là một bát hương linh ứng. Ngược lại nếu thần linh tổ tiên không thể về tụ nơi bát hương thì không linh, cũng không thể nghe lời thỉnh cầu hay hưởng lễ vật do con cháu dâng lên. Thần linh tổ tiên không về được cũng đồng nghĩa với việc không thể trợ giúp phù hộ bảo trợ cho con cháu. Chính vì vậy người xưa cho rằng bốc một bát hương linh ứng là rất quan trọng.
1. Làm sao để bốc được bát hương linh:
Bát hương phải linh ứng, nếu không linh thì thờ cúng vô ích. Khi lập ban thờ thì Người bốc bát hương sẽ quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.
Ngoài ra còn cần đúng trình tự nhất định như :
- Chọn bát hương : phải là bát hương làm bằng gốm sứ, bằng đồng hoặc bằng đá (ngày nay mọi người dùng bát gốm sứ nhiều bởi nó không nặng ban thờ và giá thành vừa phải), nên dùng bát gốm sứ do người Việt làm, như gốm bát tràng, gốm sứ hải dương. (Bát hương do trung quốc sản xuất thì hãy coi chừng kẻo thờ cúng "hộ" người khác.)
- Lễ bốc bát hương : Chọn ngày đẹp thường nhằm ngày rằm, mùng 1 để làm lễ bốc. mâm lễ gồm hương hoa trà quả theo phong tục địa phương. Lau rửa bát hương bằng nước ngừng, rượu thơm và khăn sạch. Trước đó phải chuẩn bị sẵn tro bếp sạch, đặc biệt là tro từ chân rơm lúa nếp. Một số vùng sử dụng cát trắng mịn để làm cốt bát hương, tuy nhiên hãy cố gắng chọn cát nơi sạch sẽ. Khuyến cáo sử dụng tro để nắm rõ nguồn gốc tro cốt là tốt nhất.
Dưới đáy bát hương đặt một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”). Ngoài tro thì bát hương cần phải có cốt dân gian gọi là cốt thất bảo có 7 thứ báu (thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim .
- Người làm lễ bốc bát hương : Ai cũng có thể là người bốc bát hương, chỉ cần đó là người thiện tâm. Tốt nhất là người trong gia đình như ông bà, bố mẹ, hoặc nhờ người cao tuổi trong dòng họ được mọi người trọng vọng. Ngày nay nhiều gia đình trẻ thường nhờ thầy chùa hay thầy cúng, lưu ý khi nhờ thầy cúng phải hết sức thận trọng.
Mọi nghi thức là vậy nhưng như đã nói ở trên, cái cần nhất vẫn là người bốc bát hương phải có tâm thiện và lòng thành, yếu tố này quyết định phần lớn tới bát hương linh ứng hay không.
2. Vì sao bát hương không linh?
1. Làm sao để bốc được bát hương linh:
Bát hương phải linh ứng, nếu không linh thì thờ cúng vô ích. Khi lập ban thờ thì Người bốc bát hương sẽ quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.
Ngoài ra còn cần đúng trình tự nhất định như :
- Chọn bát hương : phải là bát hương làm bằng gốm sứ, bằng đồng hoặc bằng đá (ngày nay mọi người dùng bát gốm sứ nhiều bởi nó không nặng ban thờ và giá thành vừa phải), nên dùng bát gốm sứ do người Việt làm, như gốm bát tràng, gốm sứ hải dương. (Bát hương do trung quốc sản xuất thì hãy coi chừng kẻo thờ cúng "hộ" người khác.)
- Lễ bốc bát hương : Chọn ngày đẹp thường nhằm ngày rằm, mùng 1 để làm lễ bốc. mâm lễ gồm hương hoa trà quả theo phong tục địa phương. Lau rửa bát hương bằng nước ngừng, rượu thơm và khăn sạch. Trước đó phải chuẩn bị sẵn tro bếp sạch, đặc biệt là tro từ chân rơm lúa nếp. Một số vùng sử dụng cát trắng mịn để làm cốt bát hương, tuy nhiên hãy cố gắng chọn cát nơi sạch sẽ. Khuyến cáo sử dụng tro để nắm rõ nguồn gốc tro cốt là tốt nhất.
Dưới đáy bát hương đặt một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”). Ngoài tro thì bát hương cần phải có cốt dân gian gọi là cốt thất bảo có 7 thứ báu (thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim .
- Người làm lễ bốc bát hương : Ai cũng có thể là người bốc bát hương, chỉ cần đó là người thiện tâm. Tốt nhất là người trong gia đình như ông bà, bố mẹ, hoặc nhờ người cao tuổi trong dòng họ được mọi người trọng vọng. Ngày nay nhiều gia đình trẻ thường nhờ thầy chùa hay thầy cúng, lưu ý khi nhờ thầy cúng phải hết sức thận trọng.
Mọi nghi thức là vậy nhưng như đã nói ở trên, cái cần nhất vẫn là người bốc bát hương phải có tâm thiện và lòng thành, yếu tố này quyết định phần lớn tới bát hương linh ứng hay không.
2. Vì sao bát hương không linh?
Người xưa quan niệm bát hương không linh nghĩa là thắp hương mà không có ai về , người ta cho rằng nguyên nhân là có mấy trường hợp sau đây:
- Trong bát hương không có Dị hiệu. (thì không biết thờ ai mà về): Nhiều bát hương ở các nhà không có Dị hiệu bên trong. Rất nhiều các bàn thờ Thần tài ở các cửa hàng không ghi Dị hiệu thờ ai làm Thần tài.
-Bát hương ghi dị hiệu không đúng: Thí dụ bát hương thờ Thần linh Thổ công lại ghi nhầm thờ người nào đó trong họ. Hoặc Dị hiệu ghi thờ quá nhiều người, trở nên lôm côm. Điều này gặp ở bất cứ người nào bốc bát hương: Thầy, cô, nhà chùa đều có thể phạm. Nhiều khi chỉ là vô tình khi bốc nhiều bát hương đã bỏ nhầm Dị hiệu nọ sang bát hương kia.
-Bát hương bị yểm: Thường các bát hương này do các thầy cô đồng có điện thờ bốc. Các thầy cô đồng này đã yểm âm binh trong điện của mình vào bát hương. Có khi còn chôn bùa yểm âm binh dưới nền nhà hoặc dán trên. Hậu quả là Thần linh và Gia tiên đều không chấp nhận bát hương này (nhưng gia chủ không biết). Các âm binh thường cậy thế điện mà gây cản trở cho người được thờ về bàn thờ. Có âm binh còn bắt Thần linh, Gia tiên lạy mình mới cho vào. Nhẹ hơn thì bắt chia lộc lễ. Thần linh gia tiên không chịu nên không về. Kết quả là gia chủ chỉ thờ âm binh mà thôi. Rất tai hại là có nhà bốc bát hương đã trên 10 năm mà tình trạng thờ cúng cứ như vậy. Cần phải bốc lại bát hương ngay!
3. Làm sao biết bát hương không linh?
Vấn đề nhận bết bát hương linh hay không được xem là rất mơ hồ, bởi chỉ biết dựa vào cảm nhận của gia chủ. Mà điều này không phải ai cũng làm được. Các thầy cúng, cô đồng thường nói rằng họ có quyền năng đặc biệt để nhìn nhận, tuy nhiên việc này phụ thuộc tâm ý của họ rất nhiều. Bởi ngày nay rất nhiều thầy cúng cô đồng dựa vào việc này để trục lợi.
Một người cao tuổi am hiểu lĩnh vực thờ cúng chia sẻ những kinh nghiệm sau đây để xem một bát hương có linh ứng hay không mời các bạn tham khảo:
- Nhìn trên bát hương xem những que nhang cháy ra sao, có cháy đến hết đến chân hương không. Nếu hương thường xuyên không cháy hết, quá nhiều cây nhang chỉ cháy một phần rồi tắt thì cần xem xét.
- Đồ lễ đặt lên ban nếu nhanh chóng hỏng, hư vữa một cách bất thường là điềm xấu có thể có âm binh. Tất nhiên khi xét tới thì cần chú ý món đồ lễ nào và thời tiết cũng ảnh hưởng tới điều này.
- Khi thắp nhang nhìn khói hương của que nhang xem có tỏa lên thẳng hay không, khói bốc thẳng lên là tốt, khói nhang tỏa xuống hoặc không tỏa đi được là xấu.
- Bát hương bốc cháy là một điềm báo không tốt theo quan niệm dân gian. Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy có 2 loại, "điềm hoá âm" là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng. Còn điềm "hoá dương" là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày.
- Quan sát bát hương có rạn nứt, hoặc bát hương tự nhiên đổ nứt vỡ xộc lệnh thì cần bốc lại bát hương mới.
4. Tâm Thành
Bát hương nói riêng và nơi thờ cúng nói chung là tín ngưỡng tâm linh của mỗi người, mỗi vùng miền cũng như mỗi tôn giáo là khác nhau. Mọi khái niệm quy ước chỉ mang tính chất tham khảo. Ban thờ là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh để gia chủ gửi lòng thành kính vào cõi vô hình, vì vậy điều quan trọng nhất là tâm thành. Xưa kia đời sống khó khăn người dân còn sử dụng cốc bát cho gạo vào để cắm nhang, hay thời chiến loạn lạc chỉ lấy khoanh chuối quấn vải sạch để thắp nén hương. Ngày nay việc thờ cúng nhiều người đã biến tướng để cầu xin những điều mang tính vật chất, cầu danh cầu lợi cho mình, chứ không phải hướng tâm về thần phật tổ tiên. Thiết nghĩ trước tiên việc xem bát hương hay ban thờ linh nghiệm hay không hãy xét lại tâm mình trước đã.
EmoticonEmoticon