Ban thờ là nơi linh thiêng, người xưa có đặt ra những điều cấm kỵ trong sắp đặt ban thờ như sau mời các bạn tham khảo :
1. Đặt ban thờ
1. Đặt ban thờ
Ban thờ Không được đặt dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt.
2. Không đặt đồ linh tinh lên ban thờ
Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên dọn dẹp khu vực xung quanh ban thờ sao cho sạch sẽ.
Khi thắp hương nên thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, không thắp hương lúc giữa trưa. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Ngoài ra Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.
3. Ban thờ nhiều họ
Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng.
Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.
4. Hướng cấm kỵ :
Hướng Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất ổn, gây tổn hại đến cung tài lộc, tổn hại tới nhân khẩu của gia chủ, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công. Mở cửa bước vào nhà gặp chính diện ban thờ khiến người ra vào có tâm lý bất an, hoang mang không thoải mái, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.
Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
5. Lau dọn ban thờ :
Cấm kỵ tùy tiện di chuyển ban thờ, động chạm bát hương. Nếu muốn lau dọn ban thờ cần chọn ngày lành tháng tốt, thường là ngày rằm, mùng 1 hoặc cuối năm. Trước khi dọn phải thắp hương xin phép và mời các vị thần phật tổ tiên tạm lánh đi nơi khác. Dùng khăn sạch để lau, tốt nhất là khăn mới. Trong trường hợp có cả ban thờ Phật và ban thờ tổ tiên thì đặc biệt lưu ý lau dọn ban thờ thần Phật trước , sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính.
6. Đồ bày biện trên ban thờ
Trên bàn thờ bắt buộc phải có bát hương, chân đèn, nước. Đồ bày trên bàn thờ quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, nước sạch.
Bàn thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc biểu hiện dương khí, hoa sen, hoa hồng,… Không nên để quá nhiều hoa nhựa, bởi theo quan niệm đó là sự giả dối.
Bàn thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng. Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh để từ tháng này qua tháng khác.
Trên đây là những điều được người xưa khuyên bảo trong bố trí sắp đặt ban thờ, nếu gia đình nào phạm phải những điều cấm kỵ trên thiết nghĩ cần xem xét kẻo không thuận lợi trong vấn đề tâm linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét