Là nền móng của Chiêm tinh học Đông phương, Âm Dương được thể hiện đặc biệt rõ nét trong 12 con giáp. Có thể dựa trên đặc tính này để phán đoán tính cách, sự hòa hợp khi chọn bạn làm ăn hay trong chuyện tình cảm.
Âm Dương và sự hòa hợp hoặc xung khắc của các con giáp
Âm dương thể hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập, nhưng bổ sung cho nhau. 12 con giáp sắp xếp xen kẽ theo nguyên tắc âm dương: số lẻ là Dương, số chẵn là Âm.
Đặc tính chung của những người sinh năm con giáp Dương là mạnh mẽ, thích giao du và quyết đoán. Người sinh năm con giáp Âm có xu hướng là nhà tư tưởng, triết gia.
Tam hợp
"Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" - những cái giống thường tìm đến nhau. Bạn sẽ nhận thấy các con giáp trong Tam hợp đều cùng dương hoặc cùng âm:
Đối Xung
Mặt khác, từng cặp các con giáp đối Xung (nằm đối diện nhau trên cung Hoàng đạo) cũng mang cùng dấu âm hoặc dương.
Nhị hợp
Tuy nhiên, những con giáp thuộc Nhị hợp (người âm thầm giúp đỡ bạn) lại mang dấu trái chiều. Các cặp Nhị hợp thỏa mãn tính tổng thể của Đạo giáo, con giáp Nhị hợp với tuổi của bạn sẽ bổ sung và khiến bạn trở nên trọn vẹn.
Tính cách của từng con giáp
Tý - Dương Thủy:
- Năng động và sôi nổi
- Quan tâm tới hình thức bản thân
- Tính khí có thể thất thường
- Khao khát sự an toàn
- Tiến bộ nhanh nếu được khen ngợi
- Muốn được yêu mến/chấp nhận
- Đánh giá cao vị thế xã hội
Hợi - Âm Thủy
- Thương người, tình cảm
- Thường nổi tiếng giữa bạn bè
- Lãng mạn
- Một số có thể nhỏ nhặt, ganh đua
- Không thích cãi cọ, đối đầu
- Không hung hãn
Dần - Dương Mộc
- Bốc đồng
- Thích cảm xúc mạnh
- Nồng nàn trong tình yêu
- Mạnh mẽ, dũng cảm
- Có thể thiếu thận trọng
- Tự tin
- Giàu cảm xúc, có thể có thái độ cực đoan
Mão - Âm Mộc
- Khôn khéo, ngoại giao tốt
- Luôn lạc quan
- Nhạy cảm
- Thích làm người khác hài lòng
- Rất ghét sự phản bội
- Có xu hướng leo cao trong xã hội.
- Hiếm khi tỏ ra thái quá
Ngọ - Dương Hỏa
- Mạnh mẽ, đôi khi bất yên
- Thích di chuyển
- Độc lập
- Sáng tạo
- Tính kỷ luật cao
- Có thể hách dịch, tự cao
- Trung thực
Tỵ - Âm Hỏa
- Đường hoàng, lịch sự
- Bí ẩn, kín đáo
- Nhiều kẻ ngưỡng mộ
- Hòa hợp tốt với người khác giới
- Tài trí sâu rộng
- Bề ngoài có vẻ lơ đãng
- Không bao giờ đối đầu
Thân - Dương Kim
- Hóm hỉnh, mau miệng
- Giữ vững quan điểm
- Sinh động, ham vui
- Có thể phá vỡ thông lệ
- Hào phóng
- Thích mạo hiểm
- Thích là trung tâm của sự chú ý
Dậu - Âm Kim
- Tháo vát và thực tế
- Hết sức tự tin
- Hết lòng vì bạn bè, gia đình
- Rất trung thành
- Thiếu kiên nhẫn
- Tính khí có thể thất thường
- Trung thực, thẳng thắn
- Tính kỷ luật cao
Tuất - Dương Thổ
- Khôi hài
- Yêu thể thao, mạnh mẽ
- Có thể tỏ ra quá thái
- Làm việc chăm chỉ
- Không ưa mạo hiểm
- Có thể bi quan
- Là bạn tốt
- Sợ bị từ chối
Mùi - Âm Thổ
- Tính mơ mộng
- Có thể hay do dự
- Tế nhị và nhẫn nại
- Bản tính ngọt ngào nhưng giỏi lôi kéo
- Thích được tán tỉnh
- Tham vọng một cách kín đáo
- Khát khao cuộc sống gia đình bình yên
Thìn - Dương Thổ
- Quyến rũ và sôi động
- Giỏi kinh doanh
- Hiếm khi bị đánh giá thấp hơn khả năng
- Thích được chú ý
- Có thể ích kỷ
- Được cho là mang lại may mắn cho gia đình
- Sinh ra làm người chiến thắng
Sửu - Âm Thổ
- Điềm tĩnh, bảo thủ và mạnh mẽ
- Giỏi lãnh đạo
- Niềm tin vững chắc
- Không dễ dao động
- Tự kỷ luật
- Có chức sắc
- Có thể tàn nhẫn và hay hiềm thù
Tiếp theo xin giới thiệu với quý vị và các bạn phần xem bói tình yêu của các con giáp qua 30 cặp nạp âm
1. Bói tình yêu: Người Giáp Tý, Ất Sửu – Hải Trung Kim
Tại sao 2 tuổi này gọi là Hải Trung Kim (Kim trong biển): vì ngũ hành của Tý là Thủy, Thủy còn gọi là vùng nước lớn, nghĩa là Thủy rất vượng.
Trong vòng Trường sinh, Kim tử ở Tý, Mộ ở Sửu. Vậy là Thủy lớn, thịnh vượng mà Kim lại tử ở Thủy nên bé nhỏ. Do đó gọi là Hải Trung Kim. Người mệnh nạp âm này đều kỵ người mệnh Hỏa.
Tính chất của Hải Trung Kim: Có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ, lòng người như kim đáy bể, khó dò. Có khả năng nhưng thiếu sự xông xáo, cần người đề bạt mới thi triển được.
2. Bói tình yêu: Người Bính Dần, Đinh Mão – Lư Trung Hỏa
Tại sao lại gọi 2 tuổi này là Lư Trung Hỏa (lửa trong lò): vì Bính Đinh đều mang tính Hỏa, còn Dần Mão đều là Mộc, như vậy có sự sinh của Hỏa. Lúc này, trời đất như phảng phất lửa trong lò mới sinh, vạn vật cũng vừa mới bắt đầu sinh trưởng, nên gọi là Hỏa giữa lò: Hỏa vừa mới sinh.
Người mệnh Lư Trung Hỏa đều kỵ người mệnh Thủy.
3. Bói tình yêu: Người Mậu Thìn, Kỷ Tị – Đại Lâm Mộc
Vì sao 2 tuổi này gọi là Đại Lâm Mộc (gỗ rừng lớn): vì Thìn Thổ mang hình tượng đất đai hoang dã, là giải bình nguyên rộng lớn. Tị là ánh thái dương chói chang nuôi dưỡng vạn vật, trong đó có Mộc. Mộc lại được Hợi Thủy trường sinh, cành lá xum xuê. Cây to xum xuê, phồn vinh sinh ở đất đai rộng lớn hoang dã nên được gọi là Đại Lâm Mộc.
Xem bói tình yêu, người mệnh này đều kỵ với người mệnh Kim.
4. Bói tình yêu: Người Canh Ngọ, Tân Mùi – Lộ Bàng Thổ
Vì sao 2 tuổi này gọi là Lộ Bàng Thổ (đất ven đường): vì Mùi Thổ được Hỏa sinh, khiến Ngọ Hỏa vượng. Thổ lại là nơi sinh ra vạn vật (Mộc), Mộc lại sinh ra Hỏa, phản lại Thổ, nên Thổ bị hại đến bản thân, như đất bụi ven đường, vậy nên gọi là Lộ Bàng Thổ.
Lộ Bàng Thổ nếu gặp Thủy thì sinh ra vạn vật, nếu gặp Kim giúp thì “xây dựng cung điện phú quý”, nghĩa là rất tốt. Người mệnh này nếu gặp người mệnh Mộc không khắc mà lại tốt đẹp, được thanh quý vẻ vang.
5. Bói tình yêu: Người Nhâm Thân, Quý Dậu – Kiếm Phong Kim
Tại sao gọi 2 tuổi này là Kiếm Phong Kim (vàng đầu kiếm): vì ngũ hành của Thân và Dậu đều là Kim. Kim trong quá trình sinh trưởng lại Đế vượng ở Dậu, khiến Kim vượng, cương cứng, nhưng sự cương cứng cũng không thể vượt quá lưỡi kiếm, nên gọi là Kiếm Phong Kim.
Thường thì Kim Hỏa tương khắc, kỵ gặp Hỏa, nhưng các nhà Dịch học xưa cho rằng, người Kiếm Phong Kim nếu gặp người mệnh Hỏa, nhất là Lư Trung Hỏa, nhờ nó mà thành vật báu, được rèn luyện, nghĩa là tốt.
6. Bói tình yêu: Người Giáp Tuất, Ất Hợi – Sơn Đầu Hỏa
Vì sao gọi 2 tuổi này là Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi): vì Tuất Hợi ví như cửa trời, Giáp Ất thuộc Mộc, đốt lửa soi sáng cửa trời “hỏa chiếu thiên môn”, ánh lửa chiếu lên cao nên gọi là lửa trên núi.
Sơn Đầu Hỏa thường thông với trời cao bao la nên ai có mệnh tính này thường quý hiển, vinh hoa. Nhưng núi phải có Mộc (gặp Mộc), còn nếu chỉ có Hỏa thôi thì ánh lửa khó chiếu đến tận cửa trời.
Ngoài ra, lửa trên núi lại rất kỵ Thủy, nếu gặp Đại Hải Thủy (nước biển lớn) thì tương khắc, kéo hung thần đến.
\
7. Bói tình yêu: Người Bính Tý, Đinh Sửu – Giản Hạ Thủy
Vì sao gọi 2 tuổi này là Giản Hạ Thủy (nước dưới khe): vì Thủy Đế vượng ở Tý, Suy ở Sửu. Vậy là Thủy trong Bính Tý, Đinh Sửu trước vượng sau yếu. Do vậy không thể thành nước sông lớn được mà gọi là nước dưới khe núi (khe suối). Loại nước này trong, thanh mảnh.
Thủy gặp Kim thích hợp sẽ gặp cát, tức Giản Hạ Thủy gặp Giáp Ngọ, Ất Mùi (Sa Trung Kim) sẽ tốt. Nhưng với Thổ lại không hay vì Thổ làm cho nước đục, không hợp. Tốt nhất là gặp và kết hợp với Giáp Dần, Ất Mão (Đại Khê Thủy, nước khe lớn) thì tương hợp mà thành sông lớn, càng lâu dài càng tốt bền.
8. Bói tình yêu: Người Mậu Dần, Kỷ Mão – Thành Đầu Thổ
Vì sao gọi 2 tuổi này là Thành Đầu Thổ (đất tường thành): vì Mậu và Kỷ đều thuộc Thổ, Dần Mão đều thuộc ngũ hành Mộc, giống như tích Thổ thành núi, gần như đắp thành tường nên gọi là đất tường thành
Theo các nhà Dịch học xưa, dù Mộc khắc Thổ, nhưng Thành Đầu Thổ không kỵ người mệnh Mộc và các loại mệnh Mộc khác nhau.
9. Bói tình yêu: Người Canh Thìn, Tân Tị - Bạch Lạp Kim
Gọi là Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp) vì Kim hình thành trong đất, Kim dưỡng ở Thìn, trường sinh ở Tị, hình thành chất mới chưa cứng cáp nên gọi là Bạch Lạp Kim. Đây được coi như chất ngọc chưa mài giũa, cần được khổ luyện.
Mệnh này tính Kim yếu, không phải lúc nào cũng khắc được Mộc, gặp Thủy thì quý, đều kỵ người mệnh Hỏa.
10. Bói tình yêu: Người Nhâm Ngọ, Quý Mùi – Dương Liễu Mộc
Gọi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây liễu) vì Mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, muốn tồn tại phải mượn Thủy ở Nhâm và Quý. Nhưng sức sống của Mộc ở đây vẫn yếu, nên gọi là Dương Liễu Mộc.
Mệnh này thích hợp với Ốc Thượng Thổ, thích Thủy nhưng trừ Đại Hải Thủy, còn lại kết hợp đều tốt. Bản tính Dương Liễu Mộc rất yếu, nếu gặp Hỏa mạnh dễ bị chết yểu, nếu gặp Thạch Lựu Mộc sẽ bị Mộc này áp chế, làm cho một đời hèn kém. Ngoài ra, người mệnh này đều kỵ mệnh Kim.
11. Bói tình yêu: Người Giáp Thân, Ất Dậu – Tuyền Trung Hải (Tỉnh Tuyền Thủy)
Vì sao gọi 2 tuổi này là Tuyền Trung Hải (hoặc Tỉnh Tuyền Thủy: nước trong suối hoặc nước trong giếng): vì Kim Lâm quan ở Thân, Đế vượng ở Dậu, Thân Dậu đều vượng Kim tất vượng, ắt Thủy được sinh ra, nhưng vì sức mạnh không lớn nên gọi là Tuyền Trung Hải.
Mệnh này gặp Sa Trung Kim hay Thoa Xuyến Kim đều tốt, gặp Thủy và Mộc cũng tốt, còn nếu gặp người mệnh Thổ thì suốt đời không được ấm no.
12. Bói tình yêu: Người Bính Tuất, Đinh Hợi - Ốc Thượng Thổ
Gọi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà) vì Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi như cánh cửa trời, Hỏa đang cháy trên cao rồi nhạt và sinh ra Thổ, Thổ tự nhiên không ở bên dưới nên gọi là đất trên mái nhà.
Đất trên mái nhà là gạch, ngói, đồ lợp, đương nhiên phải cần có Mộc làm giá đỡ, sau cần Kim làm trang điểm. Ốc Thượng Thổ gặp Kiếm Phong Kim, Thoa Xuyến Kim đều thành mệnh phú quý. Ốc Thượng Thổ sợ Hỏa, nhưng gặp Thiên Thượng Hỏa lại rất tốt bởi nó tượng trưng cho ánh mặt trời. Ngoài ra, người mệnh này không kỵ người mệnh Mộc.
13. Bói tình yêu: Người Mậu Tý, Kỷ Sửu – Tích Lịch Hỏa
Vì sao gọi là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét): vì Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở chính vị với nạp âm thuộc Hỏa. Hỏa trong Thủy thì chỉ có Long thần, nên ví Hỏa này như lửa sấm sét.
Bản chất Thủy Hỏa vốn khắc nhau kịch liệt nhưng nay lại hợp nhất thành sấm chớp. Long thần xuất hiện thường kèm theo gió mưa sấm chớp, vì thế Tích Lịch Hỏa với Thủy, Thổ, Mộc gặp nhau là tốt hoặc không có hại. Cái kỵ là Hỏa vì hai Hỏa gặp nhau thì khô khan, xấu.
Các nhà Dịch học xưa cho rằng, người mệnh này gặp mệnh Thủy thì trọn đời gần bậc vương hầu.
14. Bói tình yêu: Người Canh Dần, Tân Mão – Tùng Bách Mộc
Tại sao 2 tuổi này gọi là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng): vì Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở Dần, vượng ở Mão. Tính Mộc sinh vượng không phải là yếu nên gọi là gỗ cây tùng, chịu được sương tuyết, cho gió thổi qua vi vu như nhạc cụ, cành lá xao động như cờ bay.
Cây tùng có sức sống mãnh liệt nên chỉ kỵ Lư Trung Hỏa. Trong Thủy thì chỉ có Đại Hải Thủy mới có thể hại được nó, ngoài ra các ngũ hành khác đều vô hại.
Tùng Bách Mộc kỵ gặp Đại Lâm Mộc và Dương Liễu Mộc vì sẽ nảy sinh đố kỵ. Mệnh này kỵ gặp Kim. Nếu gặp Tang Đố Mộc thì mệnh phú quý.
15. Bói tình yêu: Người Nhâm Thìn, Quý Tị - Trường Lưu Thủy
Gọi là Trường Lưu Thủy (nước sông dài) là do Thìn là Thủy khố mà Tị là Trường Sinh của Kim, Kim sinh Thủy vượng. Đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi là nước sông dài.
Kim sinh Thủy, nên Trường Lưu Thủy gặp Kim thì tốt. Nhưng mệnh này sợ gặp Thủy, bởi Thủy nhiều lên sẽ úng lụt. Thủy Thổ tương khắc, nếu gặp mệnh Thổ thì mệnh này bị nguy, nếu đã gặp cần có Kim sinh Thủy để ứng cứu.
Thủy Hỏa tương khắc, nhưng Trường Lưu Thủy gặp Phú Đăng Hỏa và Sơn Đầu Hỏa cũng không sao.
16. Bói tình yêu: Người Giáp Ngọ, Ất Mùi – Sa Trung Kim
Tại sao 2 tuổi này gọi là Sa Trung Kim (vàng trong cát): vì Ngọ là Đế vượng của Hỏa, khi Hỏa vượng thì Kim suy. Mùi là nơi Hỏa suy trong vòng trường sinh, Hỏa suy thì Kim trưởng thành nhưng Kim nhỏ giọt, ít ỏi chưa thể khởi vượng nên gọi là vàng trong cát.
Sa Trung Kim mới được hình thành, chưa thể dùng được nên cần có Hỏa để tôi luyện. Có thể dùng Sơn Đầu Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Sơn Hạ Hỏa để luyện Kim.
Sa Trung Kim cần có Thủy tĩnh, nên sợ gặp Trường Lưu Thủy, Đại Hải Thủy vì nó sẽ bị đem cát vùi đi. Cho nên cần phối hợp với Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Thiên Hà Thủy mới tốt. Mệnh này sợ gặp Lộ Bàng Thổ vì sẽ làm Kim bị chôn vùi. Lưu ý, mệnh này không kị Hỏa mà nhờ Hỏa mới rèn giũa thành báu vật.
17. Bói tình yêu: Người Bính Thân, Đinh Dậu – Sơn Hạ Hỏa
Gọi là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi) vì Thân Kim là cửa nở xuống dưới đất, Dậu là nơi về của thái dương. Hỏa lâm Bệnh ở Thân, Tử ở Dậu, như ánh dương khuất núi, gọi là lửa dưới núi.
Mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp Thổ gặp Mộc là tốt. Mệnh này không thích hợp với Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Phúc Đăng Hỏa. Mệnh này không kỵ Thủy, nếu gặp Thủy suốt đời gần bậc đế vương.
18. Bói tình yêu: Người Mậu Tuất, Kỷ Hợi – Bình Địa Mộc
Vì sao gọi 2 tuổi này là Bình Địa Mộc (cây đồng bằng): vì nghĩa của Mậu là đồng bằng, Hợi là nơi sinh ra Mộc. Cây sinh ra ở đồng bằng không thể thành quần thể lớn mà chỉ là những đám nhỏ, cho nên gọi là cây đồng bằng.
Mệnh này sợ Kim, thích Thủy, Thổ và Mộc. Theo các nhà Dịch học xưa, người mệnh Mộc bị người mệnh Kim khắc, nhưng người Bình Địa Mộc gặp người mệnh Kim mới cao đặng, tức bị đẵn chặt mới chế biến thành vật quý.
19. Bói tình yêu: Người Canh Tý, Tân Sửu – Bích Thượng Thổ
Sở dĩ gọi là Bích Thượng Thổ (đất trên tường) vì Sửu là chính vị của Thổ, nhưng Tý là nơi Thủy vượng. Thổ gặp Thủy vượng tràn lan mà biến thành bùn, cho nên chỉ có thể đắp đập xây thành, nên gọi là đất trên tường.
Đất trên tường dùng để xây dựng, làm nhà, đầu tiên phải dựng cột, xà nên gặp Mộc sẽ tốt, gặp Hỏa thì xấu, gặp Thủy cũng được, nhưng không phải là Đại Hải Thủy. Mệnh này thích Kim Bạch Kim.
20. Bói tình yêu: Người Nhâm Dần, Quý Mão – Kim Bạch Kim
Gọi là Kim Bạch Kim (vàng pha bạc) vì Dần Mão là nơi Mộc vượng, Mộc vượng khiến Kim suy. Trong vòng trường sinh, Kim lại Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão, nên tính Kim ở đây mềm yếu, không có lực nên gọi là vàng pha bạc hay kim loại màu.
Kim Bạch Kim gặp Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ mới có cơ hội phát triển. Mệnh này kỵ người mệnh Hỏa.
21. Bói tình yêu: Người Giáp Thìn, Ất Tị – Phú Đăng Hỏa
Tại sao gọi 2 tuổi này là Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn) vì Thìn đã là trời sáng, Tị sắp đến buổi trưa. Khi mặt trời tỏa sáng, không phải đốt đèn chiếu sáng, cho nên coi ánh sáng mặt trời lúc này như ngọn lửa đèn.
Lửa ngọn đèn là chiếu sáng ban đêm, nó không tách rời gỗ (Mộc) và dầu (Thủy), nên mệnh này gặp Mộc và Thủy đều tốt. Nó chỉ kỵ Hỏa mặt trời, hỏa sấm sét. Nếu gặp Tuyền Trung Thủy hay Kiếm Phong Kim sẽ thành quý.
Mệnh này sợ gặp Thổ trong ngũ hành, trừ Ốc Thượng Thổ. Người mệnh này kỵ gặp người mệnh Thủy.
22. Bói tình yêu: Người Bính Ngọ, Đinh Mùi – Thiên Hà Thủy
Gọi là Thiên Hà Thủy tức nước trên trời là vì Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là nơi Hỏa vượng, ấy vậy mà sinh ra Thủy, Thủy từ Hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống. Nguyên khí lên cao, khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa, thúc đẩy sự sinh trưởng của vạn vật.
Nước trên trời vốn ở cao, nên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ dưới đất không thể khắc chế được nó. Duy chỉ có Bích Thượng Thổ là tương xung Thiên Hà Thủy.
23. Bói tình yêu: Người Mậu Thân, Kỷ Dậu – Đại Trạch Thổ
Nguyên nhân gọi 2 tuổi này là Đại Trạch Thổ là vì Thân thuộc Khôn là đất. Dậu thuộc Đoài là đầm nước (trạch). Chữ dịch có một nửa chữ trạch, thật ra phải gọi bằng trạch thổ.
Mệnh này thích Tuyền Trung Thủy, Giản Hạ Thủy, Trường Lưu Thủy. Đồng thời Đại Trạch Thổ hợp với Kim Bạch Kim, Thoa Xuyến Kim. Người mệnh này gặp Mộc thì cuộc đời đặng thanh cao. Nhưng kỵ Đại Hải Thủy, Sơn Đầu Hỏa, Phú Đăng Hỏa.
24. Bói tình yêu: Người Canh Tuất, Tân Hợi – Thoa Xuyến Kim
Vì sao lại gọi 2 tuổi này là Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức): vì theo vòng trường sinh, Kim Suy ở Tuất, Bệnh tại Hợi. Kim đã suy lại bệnh nên nhuyễn nhược, dùng để làm đồ trang sức.
Thoa Xuyến Kim sợ gặp Hỏa, thích gặp Thủy như Tuyền Trung Thủy, Giản Hạ Thủy, Trường Lưu Thủy, song lại kỵ gặp Đại Hải Thủy. Mệnh này cũng hợp với Sa Trung Thổ, vì Thổ sinh Kim.
25. Bói tình yêu: Người Nhâm Tý, Quý Sửu – Tang Đố Mộc
Sở dĩ gọi 2 tuổi này là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu) vì Tý thuộc Thủy (sinh Mộc), Sửu thuộc Thổ (sinh Kim). Thủy vừa sinh Mộc, Kim đã phạt Mộc như hình tượng của cây dâu vừa trổ lá non đã bị hái xuống mà nuôi tằm.
Gỗ cây dâu Sa Trung Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ thì rất tốt. Nếu gặp Tràng Lưu Thủy, Giản Hạ Thủy cũng giúp nó tươi tốt. Gặp Tùng Bách Mộc là mạnh yếu giúp đỡ lẫn nhau. Nếu gặp chính bản mệnh thì gọi là “Dâu liễu thành rừng”, là cảnh an cư lạc nghiệp.
Gặp Đại Lâm Mộc thì tốt, ví như nhánh sông nhỏ gặp nhánh sông lớn. Chỉ có gặp Thạch Lựu Mộc, Bình Địa Mộc mới bị tàn phá, chèn ép. Thêm nữa, Tang Đố Mộc kỵ người mệnh Kim.
26. Bói tình yêu: Người Giáp Dần, Ất Mão – Đại Khê Thủy
Trong tử vi, gọi là Đại Khê Thủy (nước suối lớn) vì Dần Mão thuộc phương Đông, Dần là nơi gió Đông vượng. Mão ở chính Đông, nếu hướng chảy chính Đông thì vô cùng thuận lợi, hội tụ thành dòng chảy ra sông mà thành suối lớn. Nước suối lớn cần chảy về biển liên tục không dứt.
Do đó, Đại Khê Thủy nên gặp Kim để được sinh. Nếu gặp các loại Thổ khắc hoặc phải sinh Mộc đều không hay, chỉ gặp Tang Đố Mộc là được. Người mệnh này nếu gặp người mệnh Thổ thì suốt đời không được ấm no.
27. Bói tình yêu: Người Bính Thìn, Đinh Tị - Sa Trung Thổ
Nguyên nhân gọi 2 tuổi này là Sa Trung Thổ (cát trong đất hoặc đất bãi cát): vì Thìn khố Tị tuyệt, Thiên can Bính Đinh đều thuộc Hỏa. Thổ vào tuyệt địa, đến chổ ẩn tàng (khố) lại được Hỏa sinh như được làm mới tất cả, giống như tro khi đốt bay lên trên trời rồi rơi xuống thành Thổ, nên mới gọi là cát trong đất.
Sa Trung Thổ gặp Thủy gặp Kim là quý, gặp Thiên Thượng Hỏa là thích. Nó cũng thích gặp Tang Đố Mộc và Dương Liễu Mộc, vì 2 loại cây này có cát mới tốt. Ngoài ra các loại Mộc và Hỏa khác đều không tốt.
28. Bói tình yêu: Người Mậu Ngọ, Kỷ Mùi – Thiên Thượng Hỏa
Lý do gọi 2 tuổi này là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) bởi vì Ngọ là nơi Hỏa Vượng, Mùi Kỷ đều là Mộc, mà Mộc lại sinh Hỏa, làm cho Hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc lên trên trời nên gọi là lửa trên trời.
Thiên Thượng Hỏa thích Phú Đăng Hỏa, còn các loại Hỏa khác đều tương khắc. Nó thích gặp Thổ, nếu có Kim, Mộc sẽ hình thành một mệnh rất quý.
29. Bói tình yêu: Người Canh Thân, Tân Dậu – Thạch Lựu Mộc
Vì sao lại gọi 2 tuổi trên là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu): vì Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8. Khi cây cối bắt đầu lụi tàn chỉ có cây thạch lựu là còn kết quả, nên gọi Canh Thân, Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc.
Cây thạch lựu vào mùa Thu kết trái, tính Mộc cứng rắn, với Thủy, Mộc qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có Đại Hải Thủy là không tốt. Theo các nhà Dịch học xưa, người mệnh này gặp mệnh Kim thì kỵ nhưng nếu Kim yếu sẽ không sao.
30. Bói tình yêu: Người Nhâm Tuất, Quý Hợi – Đại Hải Thủy
Nguyên nhân gọi Nhâm Tuất, Quý Hợi là Đại Hải Thủy (nước biển lớn) vì Thủy đều đã trưởng thành ở Tuất và Hợi (Quan Đới ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi), do đó có thế lực hùng hậu. Hợi cũng là Thủy, tượng trưng sông nhỏ đổ ra biển lớn nên gọi là nước biển lớn.
Nước biển lớn mênh mông vô tận, có thể dung hòa được Đại Khê Thủy, Giản Hạ Thủy, Thiên Thượng Thủy, Trường Lưu Hải… Mệnh này thích Thiên Thượng Hỏa, vì mặt trời mọc ở biển Đông; thích Hải Trung Kim; thích Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc; thích Đại Trạch Thổ, Lộ Bàng Thổ.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
EmoticonEmoticon