Mùng 5-5 Không Muốn Xua Vận May, Tài Lộc Của Cả Nhà Thì Cần Làm Điều Này

Ngày tết Đoan Ngọ là gì, Tết Đoan Ngọ là ngày bao nhiêu, Mâm cỗ cúng tết Đoan Ngọ thế nào chuẩn nhất, lễ cúng tết đoan ngọ. Sự tích về ngày 5/5 Đoan Ngọ có lẽ ai trong chúng ta cũng biết tuy nhiên cần lưu ý gì về ngày lễ quan trọng này mời các bạn tham khảo.

Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ đây được xem là một cái tết khá quan trọng trong quan niệm tâm linh của người Việt (chỉ sau Tết Nguyên Đán). Chính vì thế vào dịp này, hầu hết các gia đình dù giàu hay nghèo đều chuẩn bị một mâm cúng gồm trái cây và các món ngon. Nhưng đâu mới là những món ăn đúng chuẩn, mang lại điềm lạnh, đuổi xui xẻo thì không phải ai cũng biết 
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được xem là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. 

Vào ngày này, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu. Vì thế, những mâm cúng được xem là lời khấn cầu xin nhiều điều may, điềm lành đến với gia đình và xua đuổi hết bệnh tật, xui xẻo

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương. Sau đây là các món đồ cúng vô cùng dễ làm, lại mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tring đời sống tâm linh của người Việt mình đây ạ!


Cơm rượu nếp


Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, ngon nhất là gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Sau đó gạo được nấu, để nguội và ủ lên men để cho ra những hạt cơm chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhưng vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.


Thịt vịt


Không phổ biến như cơm rượu nếp nhưng thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" của người dân miền Trung. Một số giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch (lập hạ). Trong khi đó, một số lại quan niệm, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi.



Bánh tro
Cùng với nhiều loại hoa quả đầu mùa như mận, vải, xoài, măng cụt..., bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú tro, bánh gio hay bánh âm. Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.


Tùy từng nơi bánh được gói theo các hình dáng khác nhau như thuôn dài hay chóp tam giác. Bên trong bánh thường là nhân mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Chè kê



Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.



Ngoài việc làm mâm cỗ cúng ngày 5/5 thì dân gian còn lưu truyền những tục lệ đẹp để đón ngày tết Đoàn Ngọ, cầu mong tài lộc và may mắn cho cả gia đình:
Chúng ta hãy cùng khám phá để tích vận phúc khí trong ngày Tết Đoan Ngọ, để cả năm may mắn, tài lộc. 

Tắm bằng thảo mộc


Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu… 
Xua tà độc

Tết Đoan Ngọ nằm giữa tiết Mang chủng và Hạ chí, lúc này thời tiết ẩm nóng, vạn vật sinh trưởng, cây cối xanh tươi. Bên cạnh đó các loại côn trùng muỗi mắt, ruồi nhặng, dịch bệnh cũng sinh sôi nảy nở. 
Người xưa có câu: "Tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng, ngũ độc tỉnh, khó yên ổn". Cho nên vào ngày này, nhà nhà đều cắm cành lá ngải, cây xương bồ ở cạnh cửa, hoặc treo trong phòng. Có người dùng lá ngải, xương bồ đun nước tắm gội, và rắc trước sau nhà ở. Có người ăn rượu nếp hoặc bôi rượu trực tiếp lên vết côn trùng độc cắn. Cách làm thì rất phong phú và đa dạng, nhưng mục đích chính là để xua hại, trừ bệnh, cát lợi, khỏe mạnh.
Phóng sinh

Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
Quét dọn phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.
Tâm thanh tịnh

Mùa hè thấp nhiều, nhiệt nhiều, dương khí cũng vượng. Lúc này, thần nên an, tâm nên tịnh. Tâm hồn thoải mái, không mang tạp niệm, làm việc sẽ thư thái, hiệu quả. Sáng ngủ dạy sớm, hít thở không khí trong lành, buổi trưa ngủ một giấc vừa phải để thư giãn tinh thần, tăng cường thể lực. Bên cạnh đó cũng nên ăn uống thanh đạm.
Previous
Next Post »